Sử dụng quả gấc như thế nào cho đúng?
Gấc là loại quả có giá trị dinh dưỡng cao nhưng cần được sử dụng với liều lượng phù hợp để tránh gây hại cho cơ thể.
Gấc là loại quả có giá trị dinh dưỡng cao được sử dụng trong cả lĩnh vực ẩm thực, y học và làm đẹp. Theo các chuyên gia dinh dưỡng trong 100g thịt gấc chứa 15mg carotene (tiền vitamin A) và 16mg lycopen. Quả gấc càng chín thì hàm lượng carotene sẽ giảm còn hàm lượng lycopen lại tăng lên.
Trong đó, lycopen có tác dụng chống lão hóa, phòng chữa sạm da, trứng cá, khô da, rụng tóc, nổi sẩn...có tác dụng dưỡng da, bảo vệ da, giúp cho da luôn hồng hào, tươi trẻ và mịn màng.
Tuy nhiên, nếu dùng gấc sai cách sẽ gây hại cho sức khỏe. Cụ thể, nhiều người sử dụng gấc để làm chất tạo màu tự nhiên cho nhiều món ăn trong gia đình. Trong khi đó, gấc rất giàu vitamin A, người ăn quá nhiều vitamin A dẫn đến cơ thể không hấp thụ hết và bị dư thừa trong cơ thể dẫn đến ngộ độc vitamin A, vàng da. Đối với người lớn, khi lạm dụng Vitamin A sẽ có những biểu hiện như đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, khô da, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ. Đối với trẻ em, lượng Vitamin A vượt quá mức cần thiết, trẻ thường chậm tăng cân, còi xương, kìm hãm sự phát triển xương.
Không chỉ lạm dụng thịt gấc, nhiều người còn có thói quen dùng hạt gấc để chữa bệnh như ngâm hạt với rượu để xoa bóp,…Tuy nhiên, các chuyên gia đưa ra lời khuyên hạt gấc phải được dùng đúng cách, tránh dùng đường uống, chỉ nên bôi ngoài da với liều lượng từ 2- 4g/ngày, khi dùng phải nướng chín hạt.
Ngoài thịt gấc thì màng bao bọc quanh hạt gấc cũng có tác dụng tương tự Vitamin A, hỗ trợ điều trị bệnh khô mắt và giúp tăng cường thị lực hiệu quả. Vì vậy, mọi người không nên bỏ lớp màng hưu ích này.
Đối với dầu được làm từ gấc, mỗi ngày người lớn chỉ nên dùng từ 1 - 2ml dầu gấc, chia làm 2 lần và dùng trước bữa ăn. Trong chế biến thức ăn không nên dùng dầu gấc để nấu nướng, nhiệt độ cao sẽ phá hủy carotene chứa trong gấc, chỉ nên trộn gấc vào thức ăn đã nấu chín.
Cần lưu ý thêm là khi đã dùng dầu gấc thì không ăn đồng thời rau quả giàu beta carotene như cà rốt, bí đỏ, đu đủ trong cùng một ngày. Hạn chế dùng dầu gấc liên tục trong thời gian dài bởi có thể gây bệnh vàng da.
Cách làm dầu gấc: - Gấc rửa sạch, bổ quả gấc ra làm đôi rồi nạo phần múi gấc ra cho vào bát Sau khi nạo gấc xong, cho hỗn hợp phần hạt gấc và thịt gấc vào ngăn mát tủ lạnh ít nhất khoảng 15-20 phút để hạt gấc đã se lại, dễ dàng tách phần thịt gấc ra khỏi hạt.
- Sau khi đã tách được phần thịt gấc, cho thịt gấc vào nồi có đế dày, đổ dầu dừa (hoặc dầu ô liu, dầu đậu nành) vào, quấy đều. Để lửa liu riu cho hỗn hợp này sôi đến khi nhìn thấy màu của thịt gấc chuyển sang màu nâu đỏ đậm thì tắt bếp (khoảng tầm 40 phút).
- Tiếp đó, đổ phần hỗn hợp này lọc qua rây, chỉ lấy phần tinh chất dầu gấc trong, nhớ bỏ cặn. Dầu gấc đúng chuẩn là có màu đỏ cam, trong, và có mùi thơm ngậy.
- Nên để dầu gấc vào lọ thủy tinh, tránh để vào hộp nhựa (sẽ không tốt cho quá trình bảo quản).
- Để dầu gấc nơi thoáng mát, tránh để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào hoặc để ở ngăn mát tủ lạnh. Dầu gấc có thể dùng trong 1 năm tính từ khi được làm ra.
Sử dụng quả gấc như thế nào cho đúng?
Reviewed by Nước Gấc Gavi
on
tháng 1 15, 2019
Rating: 5
Không có nhận xét nào: